TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua phúc mạc lấy thận ghép từ người hiến sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Evaluating the results of peritoneal laparoscopic surgery to remove kidney graft from living donors at Cho Ray Hospital
Thái Kinh Luân*,**, Quách Đô La**, Nguyễn Minh Đĩnh**,
Phạm Đức Minh*, Châu Quý Thuận**, Thái Minh Sâm*,**
*Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh,
**Bệnh viện Chợ Rẫy
Tóm tắt
Mục tiêu: Từ tháng 04/2017, tại Khoa Ngoại Tiết niệu - Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thực hiện 2 kỹ thuật lấy thận để ghép từ người hiến thận sống: Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc lấy thận và phẫu thuật nội soi qua sau phúc mạc lấy thận. Trong nghiên cứu này, chúng tôi so sánh biến chứng sớm sau phẫu thuật của phẫu thuật nội soi qua qua phúc mạc lấy thận để ghép được thực hiện cùng 01 nhóm phẫu thuật viên giữa nhóm có chỉ số khối cơ thể trên 23 và dưới 23, giữa nhóm có 01 động mạch thận và nhóm có nhiều động mạch thận. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các trường hợp phẫu thuật nội soi qua qua phúc mạc lấy thận để ghép từ người cho sống, tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian từ tháng 04/2017 đến tháng 08/2018. Các biến số ghi nhận gồm: Tuổi, giới, bên thận lấy, chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index, BMI), creatinin máu trước phẫu thuật và sau phẫu thuật, GFR trước phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, lượng máu mất, thời gian thiếu máu nóng, số ngày hậu phẫu, biến chứng trong và sau phẫu thuật, thời gian có nhu động ruột. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 132 trường hợp. 104 trường hợp có 01 động mạch thận (nhóm A1), 28 trường hợp có nhiều động mạch thận (nhóm A2); 85 trường hợp có BMI dưới 23 (nhóm B1), 47 trường hợp có BMI bằng hoặc cao hơn 23 (nhóm B2). Tuổi trung bình 49,32 ± 10,3 (26 - 66), 33 trường hợp lấy thận trái, tỷ lệ nam/nữ: 16/21, chỉ số khối trung bình 22,7 ± 1,8 (18,4 - 28,2), Creatinin máu trước phẫu thuật 1,0 ± 0,12mg%, Creatinin máu trước xuất viện 1,1 ± 0,17mg%, GFR trước phẫu thuật 45,4 ± 3,4ml/phút, thời gian phẫu thuật 132 ± 21,5 phút, lượng máu mất 45 ± 14,7ml, thời gian thiếu máu nóng 5,54 ± 3,9 phút, Số ngày hậu phẫu 3,3 ±1,4 ngày, không trường hợp phải truyền máu, không trường hợp chuyển mổ mở, thời gian có nhu động ruột 2,02 ± 0,7 ngày. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thời gian mổ, lượng máu mất giữa 2 nhóm BMI nhỏ hơn 23 và BMI lớn hơn 23 ((p=0,37, p=0,99), giữa 2 nhóm có 01 động mạch thận và nhóm có nhiều động mạch thận (p=0,18, p=0,19). Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc lấy thận để ghép từ người hiến thận sống là phẫu thuật an toàn cho người hiến thận. Kết quả nghiên cứu cho thấy khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thời gian mổ, lượng máu mất giữa 2 nhóm BMI nhỏ hơn 23 và BMI lớn hơn 23, giữa 2 nhóm có 01 động mạch thận và nhóm có nhiều động mạch thận.
Từ khoá: Phẫu thuật nội soi, ghép, lấy thận.
Summary
Objective: Since April 2017, at Urology Department, Choray Hospital, we have performed 02 techniques for kidney harvesting: retroperitoneal laparoscopic living donor nephrectomy (RLDN) or transperitoneal laparoscopic living donor nephrectomy (TLDN) by 02 surgical teams. In this study we compare the early postoperative complications of transperitoneal laparoscopic living kidney donors between a body mass index (BMI) over 23 and BMI under 23; between only one renal artery and multiple renal arteries that performed TLDN by one surgical team. Subject and method: All case of transperitoneal laparoscopic living donor nephrectomies were performed from April 2017 to Aug 2019 at Department of Urology, Choray Hospital by one surgical team. We analyze demographic data, BMI, creatinine of preoperative values and at discharge, GFR of preoperative value, mean operative time, mean blood loss, mean warm ischemia time, mean postoperative stay, complication of intraoperation and postoperation, time of intestinal peristalsis return. Result: 132 cases for during this period, 104 of whom had only one renal artery (group A1), where as 28 had multiple renal arteries (group A2); 85 of whom had a BMI below 23 (group B1), whereas 47 had a BMI of 23 or higher (Group B2). Mean age 49.32 ± 10.3 (26 - 66) years, and 54 cases in left kidney, ratio of male/female 28/34, mean BMI 22.7 ± 3.8 (18.4 – 29.2), creatinine of preoperative values 1.0 ± 0.12 (0.6 - 1.3) mg%, and 1.1 ± 0.17 (0.88 - 1.5) mg% at discharge, GFR of preoperative value 45.4 ± 3.4 (39.4 – 54.7) ml/min, mean operative time 132 ± 31.5 mins, mean blood loss 45 ± 14.7ml, mean warm ischemia time 5.54 ± 3.9 (4 - 8) mins, mean postoperative stay 3.3 ± 1.4 (2 - 5) days, no need for blood transfusion or open conversion, time of intestinal peristalsis return 2.02 ± 0.7 (1 - 3) days. No complications were observed in these groups. There is no significant different mean operative time, mean mean blood loss between group A1 and group A2 (p=0.37, p=0.99), between group B1 and group B2 (p=0.18; p=0.19). Conclusion: Transperitoneal laparoscopic living donor nephrectomy is safe procedure for the donors. Our data suggest that there is no significant different mean operative time, mean blood loss between group of BMI less than 23 and group of BMI more than 23; between group of only one renal artery and multiple renal arteries.
Keywords: Laparoscopy, transplantation, nephrectomy.
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |