TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Ghép thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn: Tiềm năng và kết quả
Kidney transplantation from controlled donation after circulatory death donors: Potential and results
Lê Đình Hiếu
Bộ môn Ngoại,Trường Đại học Y Khoa PNT, Khoa Ngoại Tiết Niệu-ghép thận, Bệnh viện Nhân dân 115
Tóm tắt
Sử dụng thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn có thể giúp tăng số trường hợp ghép thận. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được khai thác vì những quan ngại kết quả ghép thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn kém hơn từ người hiến tạng chết não. Các nghiên cứu đến thời điểm hiện tại cho thấy mặc dù thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn dễ bị các tổn thương thiếu máu lạnh hơn và có tỷ lệ thận ghép trì hoãn chức năng cao hơn, các kết quả ghép ngắn, trung và dài hạn (đến 25 năm sau ghép) đều tương tự ở người nhận thận từ người hiến tạng chết não và chết ngưng tuần hoàn, và kết quả ghép thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn với tiêu chuẩn mở rộng cũng không kém hơn từ người hiến tạng chết não với tiêu chuẩn mở rộng. Do đó, các tiêu chuẩn chọn lựa thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn cũng nên giống như các tiêu chuẩn áp dụng đối với người hiến tạng chết não. Việc triển khai các chương trình ghép thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt thận ghép từ người hiến tạng chết. Chương trình ghép thận từ người hiến tạng chết ngưng tuần hoàn hoàn toàn là khả thi tại các bệnh viện đã có chương trình ghép.
Summary
The use of kidneys from controlled donation after circulatory death (DCD) donors has the potential to markedly increase kidney transplants performed. However, this potential is not being realized because of concerns that DCD kidneys are inferior to those from donation after brain-death (DBD) donors. Studies have shown that although DCD kidneys are more susceptible to cold ischemic injury and have a higher incidence of delayed graft function, short-, medium-, and long-term transplant outcomes are similar in recipients of kidneys from DCD and DBD donors, and that transplant outcomes for kidneys from expanded-criteria DCD donors are no less favorable than for expanded-criteria DBD donors. Therefore, the selection criteria for use of kidneys from DCD donors should be the same as those used for DBD donors. The implementation of DCD kidney transplant programs will address the shortage of deceased donor kidneys for transplantation. A program of DCD is feasible in all hospitals with transplantation services.
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |