TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Lợi ích của việc phát triển hệ thống ghép mô tạng
End stage chronic renal disease and replacement treatment methods: The economic solution
Lê Minh Hiển, Dư Thị Ngọc Thu, Nguyễn Tất Đạt,
Nguyễn Nhật Hải, Vũ Thị Tuyết Nga, Đặng Thị Thu,
Nguyễn Yến Linh, Nguyễn Thế Hoàn Nguyên, Võ Thiệu Bình,
Nguyễn Thị Thanh Thao, Bùi Văn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Yến,
Nguyễn Việt Đăng Khoa, Vương Vân Hường, Nguyễn Văn Khôi
Bệnh viện Chợ Rẫy
Tóm tắt
Mục tiêu: Ghép tạng cho người bệnh bị suy chức năng là một phương pháp điều trị tối ưu nhất và có thể tiết kiệm được chi phí điều trị cao nhất. Làm thế nào để tất cả mọi người bệnh đều có thể lựa chọn được phương pháp điều trị này? Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu các chi phí phải chi trả cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối trong vòng 12 tháng (tháng 7/2016 đến tháng 6/2017). Thẩm phân phúc mạc được tính theo số lượt tái khám mỗi tháng 1 lần, chạy thận nhân tạo định kỳ trung bình 3 lượt/bệnh nhân/tuần × 4 tuần = 12 lượt/ bệnh nhân/tháng. Ghép thận tính theo số bệnh nhân. Ghép tim, gan cũng tương tự. Kết quả: Có 182 bệnh nhân ghép thận theo dõi sau ghép tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tổng chi phí là 15.244.414.546 đồng, trung bình một bệnh nhân phải tiêu tốn 83.760.519 đồng/12 tháng. 411 bệnh nhân thẩm phân phúc mạc, tổng chi phí là 84.107.471.597 đồng, trung bình một bệnh nhân phải tiêu tốn 204.641.050 đồng/12 tháng. 400 bệnh nhân lọc máu chu kỳ, tổng chi phí là 57.595.006.031 đồng, trung bình một bệnh nhân phải tiêu tốn 143.987.515 đồng/12 tháng. Đối với bệnh nhân suy gan, suy tim, số liệu còn ít (25 và 04 bệnh nhân) nên chỉ khái quát nhận định chung. Kết luận: Sau ghép cơ quan người bệnh có đời sống và lao động bình thường. Nếu tất cả các bệnh nhân suy cơ quan giai đoạn cuối đều được ghép thì có thể tiết kiệm được ngân sách rất lớn.
Từ khóa: Chi phí lọc máu và ghép thận, ghép tạng.
Summary
Objective: Organ transplantation for patients with functional failure is the best optimal treatment and it is the best way that can save a lot of hospital fee. But how can all patients become involved in choosing this treatment? Subject and method: Retrospective study the Haemodialysis (HD), continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD) or kidney transplantation cost to pay for end-stage renal disease (ESRD) patient in 12 months (from July 2016 to June 2017). CAPD had been calculated by the number of time, one patient/one time/month. HD had been calculated by the number of time too, one patient × 3 times/ week × 4 weeks/month = 12 times/ month. Kidney transplant is the same as CAPD. The hospital fee calculation for heart and liver transplantation is similar to kidney transplantation. Result: 182 patients post kidney transplants at Cho Ray Hospital. The total cost was spent 15,244,414,546 VND. On average, one patient must spend 83,760,519 VND/12 months. 411 CAPD patients with 4,934 visits, total cost was spent 84,107,471,597 VND. On average, one of them had to spend 204,641,050 VND/12 months. 400 HD patients with 4,813 treatment sessions, the total cost was spent 57,595,006,031 VND. On average, one of them had to spend 143,987,515 VND/12 months. Similarly for patients with liver, heart failure at Cho Ray Hospital, the data are few for statistic (25 and 04 patients), so we just get to the general calculation. Conclusion: The patients will have the best qualities of life after organ transplantation and they could make the produce and opportunity to socialize with new colleagues. If all of them are to get organ transplant, that can save lot of money.
Keywords: Economic of dialysis and renal transplantation, organ transplantation.
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |